Dell Precision 7520 i7-7820HQ| RAM 16G| SSD 256G| NVIDIA Quadro M2200- 4G| 15.6″ Full HD

QUANG ANH CAM KẾT

  • Cam kết máy CHƯA qua sửa chữa MAIN ( MAIN ZIN )
  • HOÀN 100% giá trị máy nếu phát hiện máy ĐÃ QUA SỬ CHỮA MAIN
  • FREE SHIP giao hàng tận nơi trong NỘI THÀNH Hải Phòng
  • Ship COD toàn quốc
  • Trả góp bằng CCCD và GPLX thủ tục nhanh chóng dễ dàng lấy máy sau 30 phút

MÁY TÍNH QUANG ANH GẦN BẠN

  • 57 Nguyễn Bình - Kênh Dương - Lê Chân - Hải Phòng
  • 81 Quán Nam - Kênh Dương - Lê Chân - Hải Phòng
  • Hotline: 0787.911.555

Sản phẩm tương tự

ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT SẢN PHẨM

  • Chiếc lapop Dell Precision 7520 là một trong những chiếc máy có cấu hình mạnh mẽ nhất được tối ưu cho công việc đồ họa nặng. Nhưng khác xa với những chiếc máy trạm như Dell Precision M4800 hay Dell Precision M4700 to đùng và thô kệch, Dell Precision 7520 mang dáng vóc gọn nhẹ hơn, tinh tế hơn và đẹp mắt hơn.

Thiết kế

  • Tổng quan chiếc máy Dell Precision 7520 có một thiết kế đơn giản và có phần kiểu mộc mạc. Tuy nhiên chỉ đến khi “sờ tận tay, ray tận máy” chúng ta mới có thể thấy được độ sang trọng và đặc biệt là vô cùng chắc chắn của chiếc máy này.
  • Quả thực vậy khi nó đã vượt qua những bài thử nghiệm về độ bền và đạt chuẩn MIL-STD 810G của quân đội Mỹ. Soi kỹ hơn thì chúng ta có thể thấy những chi tiết máy có độ hoàn thiện cao và được thiết kế rất tỷ mỷ. Đầu tiên phải kể đến đó là mặt trên. Mặc dù khung máy được làm từ nhựa nhưng mặt trên lại được phủ thêm sợi Carbon với những họa tiết ô vuông. Sờ vào bề mặt này rất sướng và mịn tay, cảm giác còn sướng hơn lớp nhung trên những chiếc ThinkPad. Ở chính giữa là logo Dell được mạ crom sáng.
  • Và một điểm tạo nên sự chắc chắn cho chiếc máy Precision 7520 nữa đó là các cạnh bên đều được bao bọc bởi kim loại khá dầy, viền được cắt kim cương sang trọng, đây thực sự là một điểm nhấn đáng giá của chiếc máy khiến nó trở nên đầm và chắc chắn hơn. Mặc dù nhìn bên ngoài laptop Dell Precision 7520 có vẻ gọn nhẹ nhưng nó lại nặng đến 2,7 kg – nặng xấp xỉ những chiếc Dell Precision M4800 hay M4700.

Màn hình

  • Thử nghiệm đo với Spyder5ELITE thì màn hình có thể thể hiện được tới 97% không gian màu sRGB và 74% với AdobeRGB. Đây là một con số cao với màn hình của một chiếc laptop. Theo thử nghiệm thực tế, vì chiếc máy sử dụng màn gương nên màu sắc thể hiện rất trong, tươi và sắc nét, tấm nền màn hình IPS cho góc nhìn rộng, độ phân giải FullHD trên một chiếc máy 15” có thể coi là hợp lý. Thậm chí khi nhìn nghiêng thì mình còn không thấy chiếc máy bị biến đổi màu sắc dù chỉ một chút. Màn hình này theo mình đánh giá là đẹp hơn so với đối thủ của nó là Thinkpad P50.
  • Chỉ có duy nhất một điểm yếu là vì sử dụng màn hình gương nên chúng ta không thể làm việc ngoài trời được.
  • Nếu các bạn có một túi tiền khủng thì hãy nâng lên chiếc màn 4k. Còn không thì chiếc màn này hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về chất lượng hiển thị hình ảnh và màu sắc – một điều cực kì quan trọng cho công việc thiết kế đồ họa.

Cổng kết nối

  • Các cổng kết nối hầu hết được bố trí ở 2 cạnh bên. Cạnh trái chúng ta có 1 cổng HDMI, 1 cổng Mini-DisplayPort và 1 cổng USB 3.0 Cạnh phải có 1 khe thẻ SD, 1 cổng âm thanh 3.5 kèm mic và có tới tận 3 cổng usb 3.0. 4 cổng usb trên chiếc máy này đều giúp chúng ta có thể sạc các thiết bị khác.
  • Cạnh sau là cổng sạc với nguồn 180W nằm bên mép phải, 1 cổng mạng RJ45 và 2 khe tản nhiệt.
  • Các đèn báo tín hiệu nguồn và sạc nằm ở cạnh trước. Mặt sau thiết kế khá đơn giản, có khe cắm docking station và đặc biệt hệ thống loa thay vì nằm phía trên bàn phím ở đời trước thì bây giờ đã được chuyển qua phía dưới.

Bàn phím

  • Mở máy ra chúng ta dễ dàng nhận ra hệ thống bàn phím đã được thiết kế thay đổi so với các thế hệ trước. Nó được chuyển qua phím có dạng chicklet và có khả năng chống tràn. Bàn phím cho cảm giác bấm sướng, độ nảy tốt và phản hồi rất nhanh. Còn nếu so sánh về vẻ đẹp thiết kế thì chắc chắn chiếc máy này ăn đứt các dòng máy đời cũ.7
  • Nhất là khi bật đèn nền bàn phím vào ban đêm. Các phím màu xanh dương nổi bật trên nền màu trắng, trông thực sự ấn tượng.

Touchpad và Trackpoint

  • Bên dưới Dell Precision 7520 là Touchpad có thiết kế vừa phải. Các nút trải, phải được thiết kế rời phù hợp với thiết kế tổng thế của chiếc máy. Các nút này cũng cho phản hồi rất nhanh. Ở phiên bản này Dell vẫn giữ thiết kế với trỏ chuột Trachpoint. Trackpoint được làm thấp hơn so với bàn phím nên bấm nó khá là khó. Tóm lại về thiết kế, khác hẳn so với đa số các dòng Precision ở đời trước với những vẻ ngoài “đầu gấu” và trông có phần thô kệch, thì dell 7520 lại mang một thiết kế đơn giản, các góc được bo tròn khiến cho chiếc máy có những nét mềm mại, gọn nhẹ hơn nhưng vẫn cực kỳ chắc chắn.

Loa

  • Loa của chiếc máy Dell Precision 7520 thay vì ở bên trên như ở đời cũ thì đã được chuyển qua bên dưới. Khả năng tái tạo âm thanh của chiếc máy không được thực sự tốt, thế nên âm thanh cũng không được trong. Nếu so với đời trước về âm thanh thì chắc chắn sẽ không bằng được. Nó chỉ được cái gầm rú là giỏi.

Hiệu năng

  • Tất nhiên, hiệu suất là mối quan tâm chính khi đánh giá các máy trạm di động. Và Precision 7520 sẽ không làm một ai thất vọng. Về cấu hình phần cứng, máy trang bị card đồ họa Quadro M2200 4GB tối ưu cho một số ứng dụng chuyên nghiệp như đồ họa, kiến trúc, dựng hình số hay biên tập video. Đây là những ứng dụng không chỉ yêu cầu cao về năng lực tính toán của bộ xử lý và card đồ họa mà quan trọng hơn là sự ổn định, bền bỉ để hoạt động liên tục trong quãng thời gian dài. Các tùy chọn card đồ họa chuyên nghiệp thế hệ mới 2xRadeon Pro™ WX và 2xNVIDIA Quadro® lên đến 4GB bộ nhớ đồ họa. RAM DDR4 siêu tốc 2400MHz và 2667MHz bắt kịp các yêu cầu đồ họa 3D và các tác vụ đồ họa khác.
  • Với option cao cấp nhất chạy chip Xeon, 5520 thực sự biến thành một con quái vật trong làng đồ hoạ.
  • Máy trạm di động Dell Precision 7520 và 7720 là những chiếc Laptop đầu tiên có cổng DisplayPort 1.4 hỗ trợ độ phân giải 8K và HDR thông qua chỉ 1 sợi cáp.

Pin

  • Pin của chiếc máy theo thử nghiệm sử dụng hỗn hợp cả duyệt web, nghe nhạc, photoshop thì chiếc máy có thời gian sử dụng lên tới 3 giờ đồng hồ. Có thể thấy đây là một con số có thể chấp nhận được khi mà nó mang trong mình một cấu hình cao như vậy.

Nhiệt độ

  • Nhiệt độ của chiếc máy là khá lý tưởng. Khi sử dụng các tác vụ văn phòng, CPU của chiếc máy chỉ khoảng 42 độ C. Còn khi strees GPU bằng phần mềm Furmark, sau khoảng 10 phút GPU máy rơi vào khoảng 70 độ C. Điều này cho thấy hệ thống tản nhiệt của 7520 hoạt động rất hiệu quả.

Tổng kết

  • Dell Precision 7520 có một thiết kế chắc chắn và mạnh mẽ, cấu hình khủng chuyên dụng cho công việc đồ họa, đặc biệt là nó có cái màn hình thực sự đẹp và sắc mịn. Nó chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời nữa cho những ai làm công việc liên quan đến chỉnh sửa hình ảnh, dựng phim hay thiết kế đồ họa. Duy nhất một nhược điểm là âm thanh của loa chưa được trong, nhưng đối với chiếc máy khủng như này thì điều đó chẳng quan trọng. Dell Precision 7520 là chiếc máy đáng để mơ ước của nhiều designer!!!
Cấu hình

Intel Core i7 6820 / 8GB / SSD 256GB / Nvidia Quadro M2200 / 15.6 Inch Full HD IPS

0

Dell Precision 7520 i7-7820HQ| RAM 16G| SSD 256G| NVIDIA Quadro M2200- 4G| 15.6″ Full HD

Trong kho